KIỂM TRA CÔNG TÁC THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT TẠI XÃ BA VÌ VÀ THỊ TRẤN BA TƠ NĂM 2024
Để kịp thời đánh giá hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở và công tác theo dõi thi hành pháp luật, Phòng Tư pháp huyện Ba Tơ đã tham mưu UBND huyện xây dựng và ban hành Quyết định thành lập đoàn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về HGCS, ATTP năm 2024. Theo đó, Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra trực tiếp công tác thi hành pháp luật về hòa giải ở cơ sở (giai đoạn 2023-2024) và công tác theo dõi thi hành pháp luật về ATTP (giai đoạn 2019-2024) tại UBND xã Ba Vì và UBND thị trấn Ba Tơ.
Tại mỗi đơn vị, Đoàn kiểm tra nghe báo cáo về tình hình thực hiện việc theo dõi thi hành pháp luật về ATTP và kiểm tra thực tế hồ sơ thanh toán thù lao cho hòa giải viên ở cơ sở; kết quả công tác hòa giải ở cơ sở năm 2023; kế hoạch, tình hình thực hiện trong năm 2024; kiểm tra Sổ theo dõi hoạt động hòa giải của các Tổ hòa giải ở cơ sở; trao đổi, thảo luận, hướng dẫn và đề ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với đơn vị được kiểm tra.
Sau khi nghe báo cáo, kết hợp với kiểm tra thực tế hồ sơ của các đơn vị cho thấy: Thời gian qua các đơn vị đã có sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư nguồn lực, kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ và công tác theo dõi thi hành pháp luật về ATTP; đảm bảo các khoản chi cho công tác hòa giải ở cơ sở; các tổ hòa giải đã làm tốt tính chủ động phát hiện mâu thuẫn, tranh chấp thuộc phạm vi hòa giải để tiến hành hòa giải kịp thời; đội ngũ hòa giải viên được cũng cố, kiện toàn kịp thời; công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho hòa giải viên và Công chức làm công tác theo dõi thi hành pháp luật về ATTP được thực hiện thường xuyên, qua đó góp phần nâng cao tỷ lệ hòa giải thành ở địa phương và chất lượng quản lý nhà nước về ATTP.
Công tác kiểm tra nhằm mục đích xem xét, đánh giá khách quan thực trạng thi hành pháp luật, nhất là trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành theo Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 25/01/2024 của Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ về việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở và nhiệm vụ đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024; Công văn số 549/UBND ngày 26/3/2024 về việc theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024 trên địa bàn huyện; để kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan.
Thông qua đó, góp phần tuyên truyền, phổ biến, quán triệt trách nhiệm của địa phương trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực trọng tâm liên ngành năm 2024 và các quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ- CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ; Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Thông tư số 04/2021/TT-BTP ngày 21/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP; Luật An toàn thực phẩm 2010 (được sửa đổi tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018); Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 05/9/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 20/9/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Nghị định 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 sửa đổi Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Bà Trần Thị Thanh Thúy – Trưởng phòng Tư pháp, Phó Trưởng đoàn kiểm tra kết luận tại các buổi làm
Việc thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm và hoạt động hòa giải cơ sở là rất cần thiết và có ý nghĩa rất sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của huyện. Các cơ quan chức năng cần tích cực triển khai các biện pháp, chính sách hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở và bảo đảm ATTP. Để đạt được hiệu quả cao hơn, cần có sự chung tay của toàn xã hội, từ chính quyền đến từng cá nhân trong cộng đồng. Chúng ta cần nâng cao nhận thức về ATTP và tích cực tham gia vào các hoạt động hòa giải, góp phần xây dựng một xã hội hòa bình, văn minh và khỏe mạnh./.
Duy Thức - CV phòng Tư pháp