TRIỂN KHAI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TRUY XUẤT NGUỒN GỐC LÂM SẢN VÀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ, NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA TƠ
28/08/2024 22:12 85
Hội nghị triển khai các văn bản quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản Chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn huyện Ba Tơ.
Từ đầu năm 2024, Hạt Kiểm lâm huyện đã tham mưu Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện tốt trách nhiệm đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và bảo tồn đa dạng sinh học theo nội dung Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và các văn bản khác có liên quan. Xác định rõ công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương trên địa bàn huyện, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn huyện đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan.
Hạt Kiểm lâm huyện thường xuyên phối hợp, hỗ trợ thực hiện các hoạt động để lập dự án bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ngãi đặc biệt hỗ trợ cho việc bảo tồn loài Chà vá chân xám là loài linh trưởng đặc hữu và quý hiếm tại các khu vực các xã: Ba Nam, Ba Lế, Ba Xa, hướng tới thành lập Khu dự trữ thiên nhiên huyện Ba Tơ.
Đại diện tổ chức, hộ gia đình hoạt động kinh doanh chế biến lâm sản ký cam kết
Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm huyện đã xây dựng Kế hoạch triển khai, quán triệt, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả nội dung Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về Quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản; Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp đến các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản (Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân) trên địa bàn huyện có liên quan đến các hoạt động chế biến, sản xuất, mua bán, cất giữ lâm sản và đánh dấu mẫu vật, sản phẩm gỗ. Tại buổi triển khai đại diện 50 cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản đã ký cam kết chấp hành thực hiện các quy định trong quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm thường xuyên xây dựng kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối 09 cơ sở nuôi động vật rừng (08 cơ sở nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; 01 cơ sở nuôi động vật thông thường) trên địa bàn huyện, số lượng động vật rừng hiện có tại các cơ sở: 169 cá thể, trong đó: 121 cá thể Cầy vòi hương (nhóm II, thuộc loài nguy cấp, quý hiếm), 31 cá thể Cầy vòi mốc (nhóm II, thuộc loài nguy cấp, quý hiếm) và 17 cá thể Dúi (động vật rừng thông thường). Các cơ sở đều chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý động vật rừng và cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động nuôi động vật rừng của cơ sở.
Nhờ thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn huyện có nhiều chuyển tích cực; nhận thức về trách nhiệm bảo vệ rừng của chủ rừng và nhân dân từng bước được nâng cao; số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp cũng như mức độ thiệt hại về tài nguyên rừng giảm đi đáng kể.
Trần Lâm-HKL